Ngành Công nghệ kỹ thuật Điện, Điện tử

Chưa được phân loại Đào tạo Tin tức - Thông báo

1. Thông tin chung

1.1

Tên chương trình

CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỆN, ĐIỆN TỬ

1.2

Trình độ đào tạo

Đại học chính quy

1.3

Thời gian đào tạo

4,5 năm

1.4

Tổng số tín chỉ

161 tín chỉ

1.5

Đơn vị quản lý

Khoa Điện – Điện tử – Viễn thông

2. Mục tiêu tổng quát

2.1

Đào tạo kỹ sư Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử (CNKTĐĐT) có năng lực chuyên môn, phẩm chất chính trị, có lòng yêu nước, yêu ngành nghề; Có ý chí lập thân, lập nghiệp, có đạo đức nghề nghiệp với tư duy năng động, sáng tạo; Có tinh thần trách nhiệm, tác phong văn minh, ý thức tổ chức kỷ luật, rèn luyện sức khoẻ để phục vụ ngành nghề

2.2

Sinh viên được trang bị các kiến thức cơ sở vững vàng, có khả năng giải quyết các vấn đề kỹ thuật, có khả năng phát triển nghiên cứu về chuyên ngành công nghệ kỹ thuật điện, điện tử, đáp ứng nhu cầu lao động có trình độ kỹ thuật cao của đồng bằng sông Cửu Long và cả nước…

3. Mục tiêu cụ thể

3.1

Về kiến thức

Có khả năng chủ động giải quyết công việc theo trình độ đào tạo, kèm cặp và hướng dẫn công nhân bậc thấp.

Có khả năng giao tiếp và tham khảo các tài liệu kỹ thuật chuyên ngành bằng tiếng Anh. Có thể sử dụng thành thạo máy tính trong công việc văn phòng. Khả năng phân tích, đánh giá và giải quyết các vấn đề trong lĩnh vực công nghệ kỹ thuật điện, điện tử.

Khả năng giám sát, phân tích và giải thích dữ liệu trong lĩnh vực công nghệ kỹ thuật điện, điện tử.

Khả năng thiết kế một hệ thống, một thành phần, một quá trình trong lĩnh vực kỹ thuật điện, điện tử để đáp ứng các nhu cầu mong muốn với các ràng buộc thực tế.

Khả năng điều hành hoạt động hiệu quả trong các nhóm để hoàn thành mục đích chung.

Khả năng nhận diện, diễn đạt và giải quyết các vấn đề trong dây chuyền kỹ thuật trong lĩnh vực CNKTĐĐT.

Khả năng kiểm định, duy trì, bảo quản và khai thác hệ thống chuẩn đo lường về điện.

Có khả năng giao tiếp hiệu quả; khả năng viết báo cáo, khả năng trình bày, diễn đạt ý tưởng, hình ảnh, kỹ năng thuyết phục.

Có khả năng sử dụng các phương pháp, kỹ năng và công cụ kỹ thuật hiện đại cần thiết cho thực hành kỹ thuật chuyên ngành.

3.2

Về kỹ năng

Kỹ năng cứng:

+ Có khả năng lập luận kỹ thuật và kỹ năng giải quyết vấn đề.

+ Có thể thực hiện các thử nghiệm, nghiên cứu và khám phá kiến thức.

+ Kỹ năng xác định, mô hình hóa, giải quyết các vấn đề kỹ thuật và CNKTĐĐT.

+ Có khả năng tổng hợp, đánh giá, phân tích vấn đề.

+ Có khả năng vận dụng các kiến thức, kỹ năng đã học vào thực tiễn.

+ Kỹ năng tiếp thu và áp dụng kiến thức, kỹ thuật công nghệ hiện đại.

+ Kỹ năng nhận ra các nhu cầu và động lực để tham gia học tập suốt đời.

Kỹ năng mềm:

+ Có tư duy hệ thống và tư duy phân tích, có phương pháp làm việc khoa học, hiệu quả và chuyên nghiệp kể cả làm việc độc lập và làm việc theo nhóm

+ Khả năng trình bày, kỹ năng chuẩn bị thuyết trình và thuyết trình trước đám đông. Khả năng giao tiếp và sử dụng các công cụ truyền thông trong giao tiếp.

+ Sử dụng thành thạo ngoại ngữ trong giao tiếp. Trình độ tiếng Anh tối thiểu tương đương TOEIC 450.

3.3

Đạo đức nghề nghiệp

 

+ Đào tạo những kỹ sư có phẩm chất đạo đức và sức khoẻ tốt, ứng dụng tốt kiến thức chuyên ngành, phục vụ sự nghiệp xây dựng, sẵn sàng bảo vệ đất nước.

+ Trung thành với lý tưởng cách mạng; có động cơ thái độ làm việc, tác phong công nghiệp trong công tác.

+ Có nhận thức tích cực về xã hội, có đạo đức nghề nghiệp tốt, tinh thần cầu tiến, phấn đấu vươn lên trong công tác.

4. Các công việc/vị trí tiềm năng mà kỹ sư CNKT – ĐĐT có thể đảm nhận

4.1

Làm việc trong các cơ quan nhà nước: Trung tâm khuyến công & tư vấn phát triển Công Nghiệp, Phòng kinh tế hạ tầng, công ty Điện Lực, Công ty Truyền Tải, Ban quản lý Dự Án, Sở khoa học công nghệ, Quản lý Điện Năng, Viễn Thông, Đài Truyền Hình, Công trình đô thị, phòng kinh tế hạ tầng, Trung tâm kiểm định đo lường chất lượng

4.2

Làm việc trong các doanh nghiệp kỹ thuật: Công ty tư vấn – thiết kế, Công ty xây lắp điện, Công ty tư vấn – giám sát điện, Công ty lĩnh vực xây lắp điện, thương mại kỹ thuật.

4.3

Làm việc trong các nhà máy sản xuất: Nhà máy thức ăn chăn nuôi, chế biến thủy sản, Nhà máy bao bì, Nhà máy cơ khí, cơ điện, đóng tàu, Nhà máy giấy, Nhà máy nhiệt, thủy điện. Các nhà máy sản xuất ôtô, linh kiện điện tử, xe gắn máy…, Nhà máy sản xuất vật tư – thiết bị điện, Công ty bảo trì điện.

4.4

Công tác trong lĩnh vực giáo dục – nghiên cứu khoa học: Các trường Đại học, cao đẳng, Các trường trung cấp chuyên nghiệp, Các trường cao đẳng – trung cấp nghề. Các cơ sở, trung tâm đào tạo nghề, các trung tâm nghiên cứu và chuyển giao công nghệ.