Ngành Công nghệ Kỹ thuật Năng lượng

Chưa được phân loại Đào tạo Tin tức - Thông báo

1. Thông tin chung

1.1

Tên chương trình

CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT NĂNG LƯỢNG

1.2

Trình độ đào tạo

Đại học chính quy

1.3

Thời gian đào tạo

4,5 năm

1.4

Tổng số tín chỉ

161 tín chỉ

1.5

Đơn vị quản lý

Khoa Điện – Điện tử – Viễn thông

2. Mục tiêu tổng quát

2.1

Đào tạo ngành Công nghệ kỹ thuật năng lượng (CNKTNL) có khả năng giải quyết vấn đề cao, kỹ năng làm việc nhóm và giao tiếp tốt, biết sử dụng ngoại ngữ chuyên ngành (tiếng Anh); Có khả năng tính toán, thiết kế, lắp đặt, vận hành, đại tu, bảo dưỡng các thiết bị trong các dự án năng lượng truyền thống, năng lượng mới và tái tạo, có tiềm năng phát triển và khả năng thích ứng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và ứng dụng công nghệ mới.

2.2

Sinh viên tốt nghiệp đại học ngành CNKTNL ra trường sẽ có được các điều kiện cơ bản cần thiết để tiến tới có thể đảm nhận được các vị trí như: phụ trách kỹ thuật, tổ trưởng sản xuất, quản lý và giám sát trong các dự án năng lượng mới và tái tạo; Thiết kế tư vấn lắp đặt các hệ thống năng lượng hiệu quả; Có thể làm việc ở các cơ quan quản lý của nhà nước cũng như ở các cơ sở đào tạo có liên quan.

3. Mục tiêu cụ thể

3.1

Về kiến thức

Nắm vững và có năng lực áp dụng các kiến thức khoa học cơ bản và các nguyên lý về kỹ thuật, quản lý cần thiết cho các hoạt động nghề nghiệp trong lĩnh vực năng lượng.

Phân tích và đánh giá dữ liệu, thiết kế, mô hình hóa và thực nghiệm những vấn đề liên quan đến lĩnh vực kỹ thuật điện, năng lượng tái tạo và sử dụng hiệu quả năng lượng.

Phân tích hoạt động các mạch điện tử, kỹ thuật số, mạch điện tử công suất, các thiết bị biến đổi điện năng dùng trong công nghiệp.

Thiết kế, tư vấn thiết kế, đánh giá, vận hành, cải tiến các hệ thống nhiệt – điện, hệ thống năng lượng tái tạo và giải quyết được những vấn đề liên quan đến các hệ thống nhiệt – điện, hệ thống năng lượng tái tạo, vấn đề sử dụng năng lượng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng.

Đủ khả năng đánh giá tác động, ảnh hưởng của các giải pháp kỹ thuật, công nghệ trong năng lượng đến kinh tế, môi trường và xã hội từ đó hướng đến phát triển bền vững về năng lượng và môi trường trong một quốc gia cũng như trên phạm vi toàn cầu.

Có khả năng sử dụng các công cụ hiện đại, các phần mềm phân tích, lập trình, điều khiển và mô phỏng các hệ thống năng lượng.

3.2

Về kỹ năng

– Kỹ năng cứng:

+ Tính toán thiết kế, vận hành, bảo dưỡng được các bộ phận liên quan trong các dự án năng lượng mới và tái tạo.

+ Tính toán sử dụng năng lượng hiệu quả trong các tòa nhà, các nhà máy công nghiệp.

+ Giải quyết được các khâu thiết kế, tiếp nhận và chuyển giao công nghệ dưới sự hướng dẫn của kỹ sư, chuyên gia chuyên ngành.

+ Có khả năng tổ chức, quản lý và vận hành trong các nhà máy và dự án khác có liên quan đến ngành năng lượng nói chung và năng lượng tái tạo nói riêng.

+ Sử dụng phần mềm chuyên ngành.

– Kỹ năng mềm:

+ Có khả năng làm việc độc lập và theo nhóm.

+ Có kiến thức ngoại ngữ nhất định trong tham khảo tài liệu chuyên môn và giao tiếp.

+ Sử dụng thành thạo ngoại ngữ trong giao tiếp. Trình độ tiếng Anh tối thiểu tương đương TOEIC 450.

3.3

Đạo đức nghề nghiệp

 

+ Có tính chuyên nghiệp trong sinh hoạt và làm việc, làm việc có kế hoạch, khoa học, có tinh thần hợp tác, không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

+ Có thái độ tự chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm.

+ Yêu nước, yêu ngành nghề; làm việc theo pháp luật và có ý thức bảo vệ môi trường.

4. Các công việc/vị trí tiềm năng mà kỹ sư CNKTNL có thể đảm nhận

4.1

Sinh viên tốt nghiệp ngành CNKTNL có thể làm việc cho các công việc tư vấn, thiết kế, điều khiển, giám sát, quản lý, giảng dạy, nghiên cứu v.v, trong hầu hết các tổ chức có liên quan tới giảng dạy, nghiên cứu, tư vấn, sản xuất, lưu trữ, truyền tải và sử dụng năng lượng điện như: kỹ thuật viên trình độ đại học tại các nhà máy điện, dự án năng lượng mới như năng lượng điện mặt trời, năng lượng điện gió và năng lượng tái tạo khác.

4.2

Làm việc trong các doanh nghiệp: Các chuyên viên trong các cơ quan quản lý nhà nước liên quan tới sử dụng và khai thác nguồn năng lượng; Công ty tư vấn – giám sát, Công ty lĩnh vực xây lắp điện, thương mại kỹ thuật.

4.3

Làm việc trong các nhà máy sản xuất: quản lý và vận hành lò hơi trong nhà máy sản xuất và trong nhà máy nhiệt điện; Nhân viên kỹ thuật, thiết kế, lắp đặt, khai thác và bảo dưỡng sửa chữa các thiết bị trong các dự án năng lượng điện mặt trời, điện gió, năng lượng tái tạo khác.

4.4

Sau tốt nghiệp ngành CNKTNL người học có thể tiếp tục học tập nâng cao trình độ hoặc trực tiếp giảng dạy tại các trường trung cấp, cao đẳng, đại học chuyên ngành năng lượng hoặc ngành gần.